Vai trò của sự “gương mẫu” trong công tác lãnh đạo

Trong tất cả các sách nói về lãnh đạo ngày hôm nay, từ trong hội thánh đến những tổ chức ngoài hội thánh, đều đề cập đến vai trò làm gương của người lãnh đạo.

James M. Kouzes và Barry Z. Postner tác giả sách “Thách Thức của Việc Lãnh Đạo” (The Leader-ship Challenge), là một tác phẩm khảo cứu lãnh đạo được lưu hành rộng rãi cả trong lẫn ngoài hội thánh, đã đưa việc nêu gương làm hàng đầu trong công tác lãnh đạo.

Ông nói rằng chức tước là cái mình đương nhiên có, nhưng mình có được người khác tôn trọng hay không là do cách hành xử của mình.

Để làm gương trước hết người lãnh đạo phải làm sáng tỏ những giá trị mình hướng tới. Chúng ta không thể dạy tín hữu yêu thương trong khi trong việc hành xử của mình không nói lên được sự yêu thương, tha thứ. Chúng ta không thể nào nói về đức tin khi mình quá lo lắng cho ngày mai, quá lo lắng cho lương bổng. Chúng ta không thể nào nói về sự nhu mì khiêm nhường khi người ta thấy mình là người dữ tợn, quát tháo. Chúng ta không thể nói về sự hòa bình, nhường nhịn khi mình đố kỵ, chèn lấn những mục sư, những bạn đồng lao khác hay thậm chí ăn thua đủ với tín hữu.

Chúng ta có thể biện hộ, giảng thuyết hùng hồn về những giá trị đó nhưng hành động của người lãnhđạo sẽ nói lên rõ ràng hơn hết người lãnh đạo có thật sự tin điều mình rao giảng không. Lời nói phải đi đôi với việc làm.

Dĩ nhiên chúng ta phải có những kế hoạch sách lược dài hạn, nhưng nếu mình không nêu gương thì những kế hoạch đó cũng không lợi ích gì. Trong lúc chúng ta phản ứng đối với người khác, khi chúng ta nói chuyện với người khác, khi chúng ta nói chuyện với tín hữu những điều nầy sẽ nói lên tư cách lãnh đạo của chúng ta. Khi đối xử với các mục sư khác, người tín hữu sẽ đánh giá chúng ta có thật là một người gương mẫu để lãnh đạo hay không. Nên nhớ là người ta theo con người trước rồi mới theo kế hoạch.

Mục sư Nguyễn Xuân Sơn

Upcoming Events

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Your email address will not be published. Required fields are marked *